Điều đầu tiên có lẽ cần phải nói tới ở đây đó chính là văn hóa kinh doanh của mỗi quốc gia khác nhau, hình thành lên các lĩnh vực ngành nghề cũng như trọng dụng nhân lực theo ngành nghề cũng khác nhau.
Ở nước ngoài, từ xa xưa họ đã đánh giá cao chuyên môn hóa. Nghĩa là công ty làm ngành nghề, lĩnh vực nào sẽ chỉ làm chuyên môn lĩnh vực đó, còn lại đa số đi thuê ngoài thực hiện để nâng cao hiệu quả, và chấp nhận về chi phí cao.
Nhưng ở Việt Nam thì có vẻ như tâm lý kinh doanh này bị thay đổi không chỉ theo tư duy kinh doanh của người Việt vốn từ xa xưa, mà còn theo sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước nhà.
Đã từng có thời kỳ Việt Nam ta cũng đẩy mạnh chuyên môn hóa rất cao. Nhưng chỉ sau vài lần kinh tế suy thoái, các công ty rơi vào nợ nần, phá sản và buộc họ phải bó hẹp về quy mô tổ chức cũng như cơ cấu lại nhân sự.
Một trong những ảnh hưởng lớn đó là một người sẽ phải làm kiêm nhiệm nhiều việc hơn trong cùng 1 vị trí. Chính điều này đã làm cho chuyên môn hóa của Việt Nam lại bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đây cũng là thực trạng chung của ngành CNTT Việt Nam sau nhiều năm phát triển như vũ bão.
Bài toán đặt ra là:
Nếu trước đây có 1 triệu công ty kinh doanh (bất kể ngành nghề gì) thì họ cũng không nhất thiết phải có đủ 1 triệu nhân viên IT chia đều cho các công ty. Bởi cái họ cần tuy cùng là IT nhưng bao gồm rất nhiều dịch vụ như: cung cấp, chăm sóc, hỗ trợ phần cứng, phần mềm, cài đặt, mạng, Server, Website, Thương mại điện tử, SEO, Emarketing, Social Marketing, bảo trì trang thiết bị, tư vấn giải pháp…
Điều này khiến cho họ cần phải bỏ tiền ra thuê hàng loạt các công ty và mỗi công ty thường chỉ giúp đỡ họ được một vài dịch vụ nhất định.
Nhưng khi mọi thứ trở nên khó khăn hơn, cám rỗ và cạm bẫy nhiều, thuê mướn nhiều trở nên tốn kém chi phí, thiếu hiệu quả, không được hỗ trợ nhiệt tình, lừa đảo xảy ra giữa những người biết và không biết, hiểu và không hiểu.
Thì 1 triệu công ty kia lại mong muốn sở hữu cho mình mỗi công ty có ít nhất từ 1 tới 2 thậm chí hàng chục nhân viên IT có thể nắm bắt tốt các nhu cầu trên. Hơn cả là nếu đội quân của họ có thể tự thực thi được công việc, chứ không chỉ là tư duy định hướng, tham mưu cấp trên thì lựa chọn này lại trở thành cần thiết và quý giá hơn bao giờ hết.
Tạm đặt bút tính như sau:
Nếu trước đây 1 triệu công ty kinh doanh chỉ có 100 công ty IT.
Mỗi công ty IT có trung bình 20 nhân viên thì tổng số giải quyết công việc cho giới IT sẽ là 20 x 100 = 2.000 nhân viên.
Thì ngày nay với nhu cầu mỗi doanh nghiệp (trong tổng số 1 triệu) cần ít nhất 1 nhân viên IT thì con số ấy sẽ là:
1.000.000 x 1 = 1.000.000 nhân viên.
So với con số đáng lẽ chỉ cần 2.000 nhân viên ở như trước đây thì rõ ràng đây là sự gia tăng vô cùng lớn về nhu cầu nhân sự CNTT, chứ không phải là sự thụt lùi, hay khó xin việc hoặc thất nghiệp.
Chỉ có 1 điều rằng:
"* Người Việt Nam vốn tham lam, ôm đồm, kiêm nhiệm. Kinh tế suy thoái càng cần các doanh nghiệp buộc phải "tối ưu hóa" nhân sự bằng cách tìm những nhân viên IT có kiến thức rộng lớn, học rộng, tài cao"
Nhân thì sự cần nhiều thế, vậy mà còn có quá nhiều người chưa xin được việc hay thất nghiệp.
Chắc chắn chỉ là vì các bạn chưa hiểu, nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu ở phần ( * ) ở trên kia thôi.
Vậy nên với nền CNTT của Việt Nam hiện nay thì về căn bản, bạn phải học càng nhiều càng tốt, tự làm được mọi việc càng nhiều càng tốt và hiểu sâu được vào từng khía cạnh lại là cực kỳ tốt.
Ví dụ về mảng Đào tạo ngành học thiết kế web, lập trình website, học lập trình php, quản trị website & SEO E-marketing nhé:
Nếu trước đây 1 triệu công ty kinh doanh, cần có 1 triệu website thì công việc đổ hết vào cho 100 công ty IT kia, nói đúng hơn là 2000 nhân sự ngành IT kia và như thế là con số có công việc quá ít mặc dù chuyên môn hóa "tạm gọi là cao".
Còn ngày nay khi việc xây dựng thiết kế website, thậm chí quản trị website hay SEO website vào Top Google, hay kiến thức về Social Marketing đã trở thành phổ cập cho không chỉ sinh viên trong ngành CNTT mà thậm chí là chuyên ngành thương mại, kinh doanh, marketing, quản trị kinh doanh…
Ai cũng có thể làm được bởi tài liệu nhiều, trung tâm đào tạo nhiều, công cụ sẵn có cũng nhiều.
Chính vì thế mà việc một công ty trong 1 triệu công ty kia cần có ít nhất 1 nhân viên làm IT Manager làm các công việc như quản lý mạng, xử lý lỗi phần cứng, phần mềm, cài đặt hệ thống, quản trị website, phát triển và SEO website vào Top Google cũng như áp dụng các kỹ thuật Digital Marketing, Social marketing trở thành cần thiết và không quá khó khăn thậm chí là cần thiết.
Bài toán lúc này đó là: Vì những công việc kia nhiều người làm được, nên lúc này doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu 1.000.000 nhân viên IT có thể làm được nhiều việc như thế.
Thay vì 2.000 nhân viên như trước đây thì con số đã trở lên gấp 5, gấp 10 lần với 1.000.000 nhân viên IT cho nền CNTT nước nhà.
Bên cạnh đó vẫn có hàng ngàn doanh nghiệp chuyên làm về CNTT nhưng đòi hỏi rằng nhân viên của họ phải có tay nghề phải thật sự chuyên sâu, cực kỳ chuyên nghiệp thì mới có thể trụ lại ở các công ty IT lớn, thay vì vô số các công ty nhỏ lẻ như trước đây mọc ra.
Nhu cầu tới tận 1.000.000 nhân viên IT,
Vậy mà tại sao, bạn vẫn chưa xin được việc?
Phải chăng kiến thức của bạn chưa đủ: "Sâu" và "Rộng", hoặc "Rất Sâu"?
Qua đây, đừng bao giờ bạn đặt ra câu hỏi rằng:
"Tại sao tôi không xin được việc" nữa nhé!
Như vậy:
"1 là phải học rất rộng, 2 là thật sâu thì mới có thể dễ dàng xin được việc phù hợp với năng lực và nhu cầu của mình".
Vậy thì hãy học, hãy nghiên cứu đi!
Đừng vội vàng đánh giá "Công nghệ thông tin ngày càng khó xin việc" như nhiều người vẫn truyền tai nhau nhé!
The post Ngành IT Việt Nam sẽ đi về đâu? Học lập trình, thiết kế web, SEO, Emarketing liệu có xin được việc? appeared first on Học thiết kế Web Lập trình PHP Quản trị Website Internet Marketing.